Góc hàn huyên về cái đẹp kỳ 1

hongkong 13

Quan niệm về cái đẹp của những nhà văn Nhật Bản hiện đại

Mỹ học nghiên cứu về triết lý của nghệ thuật và mô hình lý tưởng về Cái đẹp, vốn là một trong năm nhánh nghiên cứu chuyên biệt của triết học (bốn nhánh còn lại là logic học, đạo đức học, chính trị học và siêu hình học). Đối với người bình thường, quan tâm đến cái đẹp và theo đuổi tìm kiếm cái đẹp vốn là điều rất tự nhiên. Nó làm ta thoát khỏi cái tẻ nhạt thường ngày và sâu xa hơn là ban cho đời ta một ý nghĩa sống. Đối với nhà văn, quan niệm về cái đẹp và cuộc ra đi tìm kiếm cái đẹp được đẩy đến tận cùng. Khái niệm cái đẹp được minh định và tát cạn ý nghĩa qua những hình tượng tác phẩm. Tùy thuộc vào quan niệm của nhà văn mà cái đẹp có thể mang ý nghĩa này hay ý nghĩa khác. Trong bài viết này chúng tôi sẽ thử điểm sơ lược về mỹ học Nhật Bản và quan niệm về Cái đẹp của một số nhà văn tiêu biểu như Akutagawa, Kawabata Yasunari, Tanizaki Junichiro, Mishima Yukio và Fujino Kaori nhằm có một vài điều gợi ý cho những nghiên cứu sâu xa hơn về mỹ học Nhật Bản thể hiện trong tác phẩm văn học.

hongkong 13

Trong nhận định này ta thấy có hai ý chính về mỹ học Nhật Bản đó là sự “ưu nhã” và “ngắn ngủi phù du”. Theo người Nhật cái đẹp phải mang trong mình nội hàm sự tinh tế ưu nhã và tuyệt đỉnh mong manh phù du. Vì mong manh dễ vỡ và mau chóng tàn phai nên cái đẹp ấy mới xứng đáng được quý trọng gìn giữ. Người Nhật còn theo chủ nghĩa tuyệt đối, đã làm điều gì là đẩy đến tận cùng cho nên không chỉ riêng văn hóa mà những sản phẩm kỹ thuật cũng được thăng hoa đến mức nghệ thuật. Một chiếc quạt giấy, một hộp cơm bento, một bìa sách, một chiếc điện thoại smartphone đều mang trong mình ít nhiều cảm thức của người Nhật Bản về cái đẹp. Với các nhà văn thì còn tận cùng hơn nữa. Họ có thể chấm dứt đời mình để tựu thành một thứ mỹ học đẹp đẽ về cái chết.

hongkong12

Cái đẹp hiện thân ra trong cuộc đời này với nhiều dạng thức khác nhau. Một cơ thể phụ nữ khỏa thân tuyệt mỹ, một cảnh sắc tàn thu, một nỗi niềm u uẩn của người già hoài niệm trong chiều mưa gió, đôi khi chỉ là đóa hoa bay trong gió vô thường….Chúng ta đều ít nhiều mang trong mình quan niệm về cái đẹp và thường tìm kiếm cái đẹp một cách vô thức, bản năng. Tìm kiếm cái đẹp làm cho chúng ta vượt thoát khỏi sự tẻ nhạt hàng ngày, khiến sinh mệnh chúng ta vượt lên trên sự thuần túy sinh tồn.

Theo như ý kiến của Fabienne Brugere thì bước vào thế giới của Cái đẹp là con đường trở về chính bản thân mình. Cái đẹp trong ý nghĩa đó là một cuộc hạnh ngộ kép, hạnh ngộ song trùng: hạnh ngộ với tác phẩm và hạnh ngộ với chính bản thân ta. Trong sự gặp gỡ sâu kín đó, cái đẹp vĩnh viễn là một niềm bí ẩn. Vì thế yêu cái đẹp là tự quăng ném mình vào một trò chơi không bao giờ có chỗ tận cùng, như trò ghép hình không bao giờ toàn vẹn vì luôn có những mảnh ghép bị thiếu hụt không thể nào tìm ra.

Trong những tác phẩm tiêu biểu của Kawabata như “Xứ tuyết”, “Ngàn cánh hạc”, “Người đẹp say ngủ” và “Cánh tay” chúng ta sẽ thấy rõ quan điểm thẩm mỹ của Kawabata thể hiện qua ba từ khóa then chốt (key words) mà ông thường xuyên sử dụng trong tác phẩm của mình là “thanh khiết” (seiketsu), “mộng huyễn” (mugen) và “hoài công” (toro). Cái đẹp theo quan niệm của Kawabata là cái tinh khiết, không bị vẩn đục của đời thường, mang lại cho ta niềm an ủi dù nhiều khi cuộc tìm kiếm đó chỉ là mộng huyễn và hoài công. Như lời một câu hát bay bổng “đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào, ta yêu nhau bao lâu nhưng tình ta có gì đâu…”

Điểm qua một số quan niệm về cái đẹp của một vài tác gia Nhật Bản hiện đại chúng ta có thể hiểu vì sao một đấ
t nước nhỏ bé đầy thiên tai lại có một nền văn học xuất chúng, hàng đầu châu Á. Trước hết đó là ý thức mỹ học truyền thống Nhật Bản luôn coi trọng cái đẹp ưu nhã, vươn đến đỉnh cao, loại bỏ đi những gì thô mạt và đê hạ đã làm nền tảng cho tinh thần chủ nghĩa tuyệt đối của người Nhật về sau này. Thứ đến nữa là sự tu dưỡng văn hóa cao tột bậc của tầng lớp sáng tác văn học, dám sống và dám chết với tư tưởng và quan niệm của mình. Cuộc đời, khi cần dứt bỏ là phải dứt bỏ trong đẹp đẽ, cao sang. Ngay cả một người Nhật bình thường cũng luôn muốn vươn đến cái đẹp đỉnh cao thì tầng lớp văn nghệ sĩ phải là ưu tú của ưu tú. So sánh với các tác gia Nhật Bản, giới cầm bút Việt Nam đầu tiên cần phải biết hổ thẹn để học hỏi cho đàng hoàng. Một mùa xuân mới nữa lại đến, mong rằng chúng ta đều cố gắng hơn nữa để cuộc sống mình vượt lên ý nghĩa sinh tồn thuần túy để chạm vào cái đẹp của thiên nhiên và tâm hồn thanh khiết; đừng để thẹn lòng mình khi nhìn một cánh hoa đào bay lượn trong gió đi hết chu trình tử sinh. Nếu mỗi người chúng ta đều là một bông hoa đẹp đẽ thì cả thế giới này sẽ là thiên đường của Cái đẹp tuyệt đỉnh mong manh. Lúc đó, chúng ta không cần đi tìm cái đẹp trong cuộc đời vô thường này nữa mà bản thân cuộc đời này chính là cái đẹp và cái đẹp cũng chính là cuộc đời thanh tân.

Sưu tầm

Theo BẢN TIN SẮC ĐẸP- THẨM MỸ HỒNG KÔNG (www.thammyhongkong.vn)

Để tìm hiểu về tất cả thông tin về xu hướng làm đẹp, sống đẹp, hãy truy cập trang www.thammyhongkong.vn

Thẩm mỹ Hồng Kông- Cơ sở Thẩm mỹ Không Phẫu Thuật Uy Tín Nhất VN

Thẩm mỹ Hồng Kông là cơ sở phun, tạo mẫu thiết kế lông mày, mắt môi bền đẹp, hiện đại nhất Việt Nam với đội ngũ chuyên viên tu nghiệp tại Hồng Kông, Pháp, Mỹ, Bỉ, Thuỵ Sĩ. Ngoài ra, thẩm mỹ Hồng Kông còn cung cấp nhiều dịch vụ làm đẹp khác: giảm béo, trẻ hóa da, tắm trắng…  Khách hàng luôn yên tâm về sự an toàn tuyệt đối và có vẻ đẹp tự nhiên hoàn hảo.

Địa chỉ duy nhất 51 Hàng Gà, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Số điện thoại: 094.992.5151 – 043.9.233.422

Email:   thammyhongkong51hangga@gmail.com

Website: www.thammyhongkong.vn

Fanpage: www.facebook.com/thammyhongkong51hangga

Trả lời